Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Ngày tốt tháng 8 năm 2021

 

Ngày tốt tháng 8 năm 2021


Trên cở sở tiếp thu, kế thừa, ứng dụng những tri thức của cổ nhân và dân gian truyền lại về việc chọn ngày tốt xấu, đồng thời đáp ứng một phần tâm lý "chọn lành tránh dữ" của nhiều người. Nay tôi thống kê, tổng hợp lại những ngày tốt trong tháng 8 năm 2021 – Tân Sửu, để mọi người có thể tham khảo, sử dụng.

 

Các ngày tốt được lựa chọn là các ngày tốt nói chung có thể dùng để dùng làm ngày: Động thổ, khai trương, xuất hành, cưới hỏi, giao dịch, ký kết hợp đồng và những việc quan trọng khác. Với những việc cụ thể vẫn còn có những ngày tốt khác để chọn. Những ngày tốt được áp dụng chung cho tất cả các vùng miền trên trái đất không phân biệt châu lục, không phân biệt bắc bán cầu, hay nam bán cầu.

 

Các ngày tốt được lựa chọn dựa trên cách: Ưu tiên chọn những ngày Hoàng Đạo, cân nhắc số lượng sao tốt - xấu theo lịch vạn niên, cân nhắc ngày có trực tốt, đồng thời loại trừ được các ngày xấu, bao gồm:

 

Không phạm ngày Tam Nương sát;

Không phạm ngày Nguyệt kỵ;

Không phạm Dương Công kỵ nhật;

Loại bỏ ngày Sát chủ theo sao, Sát chủ theo ngày, sát chủ theo tháng;

Loại bỏ ngày Vãng Vong;

Loại bỏ ngày Tứ Ly, Tứ Tuyệt;

Cân nhắc ngày Thọ tử.

 

Kết quả chọn được các ngày tốt theo âm lịch tháng 8 của năm 2021 – Tân Sửu như sau:

 

8. Tháng Tám: 

 Mùng 1 tháng Tám: giờ tốt 3-5h; 7-9h; 11-13h; 17-19

 Mùng 6 tháng Tám: giờ tốt 7-9h; 13-15; 17-19h.

 Ngày 9 tháng Tám: giờ tốt 3-5h; 7-9h; 13-15; 19-21

 Ngày 12 tháng Tám: giờ tốt 5-7h;7-9h; 13-15;17-19h.

 Ngày 25 tháng Tám: giờ tốt 3-5h; 7-9h; 11-13h; 19-21h.

 Ngày 29 tháng Tám: giờ tốt 13-15; 19-21

 

Ghi chú: Ngày, tháng liệt kê là ngày tháng tính theo âm lịch.

Chọn ngày cưới, cần tham khảo thêm tháng đại lợi theo tuổi của cô dâu.

Giờ tốt được chọn trong khoảng thời gian sinh hoạt phù hợp với đời sống xã hội, có những giờ tốt nhưng vào ban đêm nên tôi không đưa vào.

Tài liệu tham khảo:
1. Tân Việt- Thiều Phong: Bàn về lịch vạn niên, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2007;
2. Đổng Trọng Thư: Đổng công tuyển trạch nhật yếu dụng, người dịch Lê Văn Sửu;

3. Và các tài liệu lý học Đông phương phổ truyền khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét